BỆNH GUMBORO (IBD: INFECTIOUS BURSAL DISEASE)

Bệnh Gumboro (IBD: Infectious Bursal Disease) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh giữa các gà trong đàn.

IBD là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh giữa các gà trong đàn với triệu chứng túi Fabricius bị viêm rồi teo lại; mức độ viêm vi cầu thận – viêm thận và suy giảm miễn dịch nhiều hay ít là tùy thuộc vào thể trạng của gà. Dấu hiệu lâm sàng chỉ xuất hiện ở gà trên 3 tuần tuổi. Lông xung quanh lỗ huyệt thường dính phân có chứa nhiều urate (Hình 1).

Hình 1 Xung quanh lỗ huyệt, lông thường dính phân có chứa nhiều urate

3 đến 6 tuần tuổi là thời điểm xuất hiện triệu chứng lâm sàng và có tỉ lệ chết cao nhất. Tuy nhiên, bệnh IBD cũng xuất hiện ở các gà nhiều tuổi hơn đã có túi Fabricius hoàn chỉnh (có thể thấy cả ở gà 16 tuần tuổi). Ở các gà con nhỏ hơn 3 tuần tuổi, IBD chỉ gây ra các triệu chứng không điển hình, nhưng ở giai đoạn này cũng đã làm tổn thương đến túi Fabricius nên hệ thống miễn dịch cũng bị suy giảm. Các triệu chứng thường thấy là tiêu chảy, chán ăn, ủ rũ, xù lông (đặc biệt là ở khu vực đầu và cổ). (Hình 2)

Hình 2 Gà ủ rũ, xù lông

Vi-rút IBD gây bệnh chủ yếu trên gà. Tuy nhiên, vẫn có thể thấy các triệu chứng không điển hình trên gà tây và vịt nhưng không làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Hầu hết các vi-rút IBD phân lập được từ gà tây có phản ứng huyết thanh học khác hẳn với các vi-rút phân lập được từ gà. Vì thế, khi đã bị nhiễm bệnh IBD, gà vẫn có khả năng tái nhiễm với các chủng gây bệnh trên gà tây với triệu chứng không điển hình. Gà chết có hiện tượng mất nước và thường thấy xuất huyết ở cơ ngực, bụng và đùi (Hình 3).

Hình 3 Xuất huyết ở cơ ngực, bụng và đùi

Vi-rút IBD thuộc họ Birnaviridae, là một vi-rút RNA. Hiện có hai serotype được tìm thấy, nhưng chỉ có serotype 1 gây bệnh.

Vi-rút này có sức đề kháng cao với hầu hết chất sát trùng và điều kiện môi trường. Trong trại bị nhiễm, vi-rút có thể tồn tại vài tháng. Trong nước, thức ăn gia súc và phân tồn tại được vài tuần.

Thời kỉ ủ bệnh ngắn và triệu chứng đầu tiên xuất hiện sau khi bị nhiễm 2 đến 3 ngày. Lúc đầu, túi Fabricius phát triển lớn hơn bình thường, về sau bệnh tích trên túi Fabricius càng ngày càng nặng với hiện tượng phù và bị bao phủ bởi một lớp chất dịch dạng keo (Hình 4).

Hình 4 Túi Fabricius bị bao phủ bởi một lớp chất dịch dạng keo

Vi-rút IBD làm hoại tử các tế bào lympho, do đó làm tổn thương nghiêm trọng các nang bạch huyết của túi Fabricius. Triệu chứng điển hình nhất là làm viêm túi Fabricius có chứa dịch huyết thanh (Hình 5).

Hình 5 Túi Fabricius bị viêm chảy dịch huyết thanh

Bệnh tích trong bệnh IBD trải qua các giai đoạn khác nhau từ xuất huyết chảy dịch cho đến xuất huyết nghiêm trọng kèm theo viêm (Hình 6).

Hình 6 Xuất huyết chảy dịch (trái) và xuất huyết nghiêm trọng kèm theo viêm (phải)

Tỉ lệ bệnh rất cao, có thể đạt tới 100%, tuy nhiên tỉ lệ chết chỉ có 20% đến 30%. Tiến trình bệnh kéo dài 5 đến 7 ngày và tỉ lệ chết cao nhất ở khoảng giữa giai đoạn này.

Trong một số trường hợp, túi Fabricius chứa đầy dịch rỉ có sợi huyết đông lại và thường có hình dạng y như nếp gấp niêm mạc (Hình 7).

Hình 7 Dịch rỉ có sợi huyết đông lại có hình dạng y như nếp gấp niêm mạc của túi Fabricius

Ở các gia cầm sống sót được qua giai đoạn cấp tính, túi Fabricius sẽ ngày càng teo lại. Dưới kính hiển vi điện tử, các nang của túi Fabricius bị teo thấy được hiện tượng viêm thứ cấp và cấu trúc mô thay đổi.

Thận bị nhiễm urate rất nặng (Hình 8).

Hình 8 Thận bị nhiễm urate nặng

Trong một đợt dịch bệnh cấp tính bùng phát, các triệu chứng lâm sàng điển hình biểu hiện rất rõ. Có thể chuẩn đoán bằng cách phát hiện các bệnh tích đại thể mà không cần nghiên cứu bệnh tích vi thể.

Bệnh IBD nên phân biệt với bệnh IBH (inclusion body hepatitis: viêm gan thể tròn).

Sử dụng vắc-xin sống ở gà là một giải pháp quan trọng trong công tác phòng ngừa bệnh IBD tuy nhiên cũng nên xem xét lượng kháng thể mẹ truyền của gà con trước khi tiêm phòng.