Faculty of Veterinary Medicine

Bộ môn Ngoại – Sản

Thông tin bộ môn

 

Bộ môn Ngoại Sản

Địa chỉ: Phòng 115, 117, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

Điện thoại: 84.43.6762883

Email: vet.surgery_reprod@vnua.edu.vn

Lịch sử bộ môn

Bộ môn Ngoại, Sản và Thụ tinh nhân tạo ra đời năm 1971 – tiền thân của Bộ môn Ngoại Sản ngày nay. Khi đó bộ môn phụ trách giảng dạy ba môn học bao gồm Ngoại Khoa Thú y, Sản khoa và Thụ tinh nhân tạo. Năm 1984, môn học Thụ tinh nhân tạo chuyển sang Bộ môn Di truyền-Giống phụ trách. Giai đoạn 1984-1988, Bộ môn Ngoại, Sản sáp nhập với Bộ môn Nội khoa và Bệnh viện Thú y thành lập lên Bộ môn Nội, Ngoại, Sản và Bệnh viện Thú y. Tới năm 1992, Bộ môn Nội, Ngoại, Sản và Bệnh viện Thú y được tách thành Bộ môn Nội-Chẩn-Dược và Độc chất và Bộ môn Ngoại Sản và Bệnh viện Thú y. Năm 2005, Bộ môn Ngoại Sản chính thức hình thành sau khi độc lập với Bệnh viện Thú y. Hiện nay, Bộ môn đảm nhận các môn học bao gồm Ngoại khoa Thú y, Sinh sản gia súc và Bệnh của chó mèo. Bộ môn hiện nay có 9 giảng viên và 1 kỹ thuật viên quản lý phòng thí nghiệm, trong đó về trình độ chuyên môn có 2 Phó giáo sư Tiến sĩ, 3 Tiến sĩ, 3 Thạc sĩ và 3 Bác sỹ thú y. Hiện tại, Trưởng Bộ môn là PGS TS Sử Thanh Long, Phó Bộ môn là TS Nguyễn Hoài Nam.

Môn học đảm nhiệm

Đại học: Sinh sản gia súc 1,2. Bệnh ngoại khoa Thú y, Ngoại khoa thú y thực hành, Bệnh của chó mèo.

2. TY03008_ĐCHP_BNKTY

Thạc sĩ: Bệnh sinh sản gia súc nâng cao, Bệnh sinh sản gia súc ứng dụng, Công nghệ sinh sản gia súc nâng cao, Ngoại khoa thú y ứng dụng, Ngoại khoa thú y

Tiến sĩ: Sinh lí sinh sản gia súc nâng cao, Bệnh sinh sản gia súc nâng cao, Bệnh sinh sản ở trâu bò, Bệnh sinh sản ở lợn, Bệnh sinh sản ở chó mèo, Bệnh sinh sản ở dê cừu, Bệnh sinh sản ở dê thỏ, Bệnh sinh sản ở ngựa.

Định hướng nghiên cứu

  1. Hướng nghiên cứu chính
  • Ứng dụng các công nghệ hormone, phát hiện động dục để nâng cao năng suất sinh sản cho gia súc
  • Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển công nghệ tạo phôi và cấy truyền phôi gia súc
  • Nghiên cứu quá trình sinh học của vết thương và các biện pháp hỗ trợ quá trình hồi phục của tổ chức bị tổn thương.
  1. Các đề tài và công trình nghiên cứu khoa học
  • Nghiên cứu sản xuất vòng tẩm Progesterone đặt âm đạo bò góp phần nâng cao khả năng sinh sản trâu, bò
  • Nghiên cứu sản xuất chế phẩm có nguồn gốc thảo dược trong phòng và trị bệnh viêm tử cung của bò
  • Nghiên cứu xây dựng ngân hàng gene đông lạnh để bảo tồn các giống lợn bản địa
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Nhật Bản để hoàn thiện quy trình sản xuất phôi bò in-vivo tại Việt Nam