Căn bệnh dại ở động vật gây nguy hiểm cho cả động vật và cho cả người nuôi vì vậy bài tham khảo dưới đây giúp chúng ta hiểu rõ hơn về căn bệnh dại ở chó cũng như cách phòng tránh căn bệnh này.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh dại ở chó
Thông thường, nguyên nhân dẫn đến bệnh dại ở chó thường là do virus dại xâm nhập vào cơ thể của chó qua các vết thương hở. Có thể chia thành hai nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra bệnh dại ở chó:
- Trực tiếp: Chó bị lây nhiễm bệnh dại khi bị cắn hay bị tổn thương bởi các loại động vật bị dại khác.
- Gián tiếp: Virus tiếp cận và xâm nhập vào cơ thể chó qua các vết thương hở.
Khi virus xâm nhập vào cơ thể chó, chúng sẽ tiếp cận hệ thần kinh trung ương nơi có não, tủy sống và gây tê liệt các bộ phận này. Điều này khiến chó khó tự kiểm soát được hành vi và tâm trạng, hành động của mình.
Biểu hiện nhận biết bệnh dại ở chó
Bệnh dại thường sẽ có thời gian ủ bệnh khá dài bên trong cơ thể vật chủ. Thường thời gian sẽ dao động từ 50 – 80 ngày tùy vào sự phát triển của virus. Khi virus di chuyển đến hệ thần kinh trung ương sẽ gây ra các biểu hiện lâm sàng đặc trưng.
Các biểu hiện rõ nhất mà bạn có thể nhận biết khi chó bị dại đó là hành vi của chúng thay đổi, có một số dấu hiệu đặc trưng ở các thể khác nhau như thể dại điên cuồng và thể dại câm.
- Thể dại điên cuồng: Chia làm hai thời kỳ là thời kỳ điên cuồng và thời kỳ bại liệt với một số biểu hiện đặc trưng của thời kỳ điên cuồng là chó dễ kích động, bỏ ăn, sốt cao, tự tổn thương cơ thể, bỏ nhà đi thường xuyên. Thời kỳ bại liệt chó thường thè lưỡi ra ngoài, chảy nhiều nước dãi, chân sau bị liệt.
- Thể dại câm: Không có biểu hiện rõ rệt điên cuồng như trên nhưng tâm trạng của chó thất thường, cơ thể có thể bị bại liệt, mồm luôn mở hé và chảy nhiều nước dãi, không cắn hay sủa được rõ ràng.
Cách phòng ngừa bệnh dại
Bệnh dại là căn bệnh mà bất cứ giống chó nào cũng mắc phải, đây cũng là căn bệnh chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Chính vì thế, để đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa bệnh dại ở chú chó của mình, bạn cần định kỳ tiêm phòng dại hàng năm cho chúng. Đặc biệt, bạn cũng cần lưu ý những yếu tố như:
- Với chó con nên đưa đi tiêm vacxin phòng dại khi đủ 4 tuần tuổi. Mỗi năm bạn cần đưa chó đi tiêm vacxin nhắc lại 1 lần.
- Nên lưu ý giám sát chó cẩn thận, tránh thả rông ngoài đường, hạn chế được các nguy cơ mắc phải bệnh do lây từ các thú nuôi khác.
- Khi nhận thấy chó có biểu hiện bất thường hay xuất hiện các dấu hiệu như bỏ ăn, sốt cao, dễ kích động, hung dữ, hãy đưa chó đến ngay các cơ sở thú y để được điều trị kịp thời.
- Định kỳ vệ sinh chỗ ở, chuồng trại nuôi cẩn thận và khử trùng các khu vực xung quanh có thú nuôi nghi bị dại. Sử dụng các dung dịch thuốc tẩy chuyên dụng để vệ sinh đảm bảo hiệu quả.
Nguồn tham khảo: Hikato Pharma
Bs ơi mèo nhà e bị xổ mũi ra dịch hồng là dấu hiệu bị s ạ có thuốc nào đtri ko ?